Ransomware là một loại phần mềm độc hại đặc biệt nguy hiểm, có khả năng mã hóa dữ liệu trên các hệ thống bị nhiễm và yêu cầu tiền chuộc để khôi phục lại dữ liệu. Các cuộc tấn công ransomware ngày càng trở nên tinh vi và phổ biến, gây ra những thiệt hại lớn về tài chính và dữ liệu cho các tổ chức và cá nhân. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về Ransomware là gì và 1 số phương án phòng chống và giảm thiểu tác động mà Ransomware mang lại.
Khái niệm Ransomware là gì
Ransomware là một loại phần mềm độc hại (malware), vì vậy nó có những đặc điểm chung của malware về cách thức lây nhiễm và hoạt động. Malware là thuật ngữ chỉ các phần mềm được thiết kế với mục đích gây hại cho hệ thống máy tính. Các cách thức lây nhiễm malware phổ biến bao gồm:
- Email đính kèm độc hại: Một trong những phương pháp phổ biến nhất là thông qua email lừa đảo (phishing email). Những email này chứa các tệp đính kèm hoặc liên kết độc hại mà khi người dùng mở ra, phần mềm độc hại sẽ được cài đặt vào hệ thống.
- Trang web không an toàn: Malware có thể lây nhiễm qua các trang web bị tấn công hoặc có nội dung không an toàn. Khi người dùng truy cập vào các trang web này, malware có thể tự động tải xuống và cài đặt trên máy tính của họ.
- Phần mềm giả mạo: Malware có thể được ngụy trang thành các ứng dụng hoặc phần mềm hợp pháp. Khi người dùng tải và cài đặt các phần mềm này, họ vô tình cài đặt cả malware.
- Lỗ hổng bảo mật: Malware có thể khai thác các lỗ hổng bảo mật trong hệ điều hành hoặc phần mềm chưa được vá lỗi để xâm nhập vào hệ thống.
Ransomware là gì
Đặc thù của Ransomware
Ransomware có một số đặc điểm đặc thù nổi bật, bao gồm:
- Mã hóa dữ liệu: Sau khi lây nhiễm, ransomware sẽ mã hóa các tệp tin quan trọng trên máy tính của nạn nhân, khiến họ không thể truy cập được. Điều này làm tăng áp lực lên nạn nhân để trả tiền chuộc.
- Sử dụng khóa bất đối xứng: Ransomware thường sử dụng mã hóa khóa công khai (public key encryption), trong đó chỉ có khóa riêng (private key) mới có thể giải mã dữ liệu. Khóa riêng này chỉ có tội phạm mạng nắm giữ, và chúng sẽ cung cấp khóa này chỉ khi nhận được tiền chuộc.
- Đòi tiền chuộc: Sau khi mã hóa dữ liệu, ransomware sẽ hiển thị thông báo đòi tiền chuộc, yêu cầu nạn nhân trả một khoản tiền (thường bằng tiền điện tử như Bitcoin) để nhận được khóa giải mã. Thông báo này thường đi kèm với các hướng dẫn chi tiết về cách thanh toán.
Xu thế phát triển của Ransomware
Trong quá khứ, ransomware thường hoạt động như một loại mã độc thuần túy, tập trung vào việc lây nhiễm và mã hóa dữ liệu của các cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ lẻ. Tuy nhiên, xu thế ransomware đã thay đổi, phát triển thành một công cụ trong các cuộc tấn công Advanced Persistent Threat (APT), xuất hiện ở bước cuối trong chuỗi kill-chain của các cuộc tấn công mạng có chủ đích.
APT là các cuộc tấn công phức tạp, kéo dài, và được thực hiện bởi các nhóm tội phạm mạng có tổ chức. Các cuộc tấn công này thường nhắm vào các mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như các tổ chức chính phủ, doanh nghiệp lớn, hoặc các cơ sở hạ tầng quan trọng. Chuỗi kill-chain của APT bao gồm nhiều bước, từ giai đoạn xâm nhập ban đầu, thu thập thông tin, đến giai đoạn cuối cùng là tấn công hoặc phá hoại.
Trong các cuộc tấn công APT ngày nay, ransomware thường được sử dụng như một “cú đấm cuối cùng” sau khi kẻ tấn công đã xâm nhập thành công vào hệ thống, đánh cắp thông tin quan trọng hoặc phá hoại các hoạt động của nạn nhân. Điều này không chỉ gây ra thiệt hại về dữ liệu mà còn làm gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động kinh doanh, gây ra áp lực lớn lên nạn nhân để trả tiền chuộc.
Cách phòng chống Ransomware là gì
Như trên đã nói, Ransomware đã có chuyển biến và được sử dụng như miếng đánh sau cùng trong các cuộc tấn công APT, do đó sẽ không có 1 giải pháp vạn năng giúp phòng chống hoàn toàn được Ransomware, chúng ta chỉ có thể triển khai các giải pháp để giảm thiểu nguy cơ bị khai thác và thiệt hại xảy ra khi kẻ tấn công thành công.
Giải pháp truyền thống giúp phòng chống Ransomware cũng như các loại Malware khác
- Nâng cao ý thức người dùng: Đào tạo người dùng về các mối đe dọa từ ransomware, cách nhận diện các email, liên kết, và tệp tin đáng ngờ. Thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện về an ninh mạng cho nhân viên trong tổ chức.
- Vá các lỗ hổng bảo mật: Thường xuyên cập nhật hệ điều hành và phần mềm để vá các lỗ hổng bảo mật mà ransomware có thể lợi dụng. Sử dụng các công cụ quản lý bản vá để đảm bảo tất cả các thiết bị trong mạng lưới được cập nhật kịp thời
- Sử dụng phần mềm diệt virus (AV) được cập nhật thường xuyên: Cài đặt và duy trì phần mềm bảo mật để phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa. Đảm bảo rằng phần mềm diệt virus luôn được cập nhật với các tập mẫu virus mới nhất.
Các biện pháp phòng chống nâng cao phòng chống tấn công APT
Sử dụng các giải pháp giám sát SOC (Security Operations Center): Các giải pháp SOC kết hợp giữa quy trình, đội ngũ chuyên gia và các giải pháp tiên tiến như: EDR, XDR, SIEM, UEBA, Threat Intelligence… giúp giám sát liên tục hệ thống mạng, phát hiện và phản ứng nhanh chóng với các mối đe dọa tiềm ẩn. Trong đó, EDR (Endpoint Detection and Response) là một thành phần quan trọng tập trung vào giám sát, phát hiện, điều tra, và phản ứng nhanh chóng với các mối đe dọa an ninh mạng trên các thiết bị đầu cuối như máy tính, máy chủ, và thiết bị di động. Khác với Antivirus truyền thống thường dựa trên cơ sở dữ liệu chữ ký (signature-based detection) để phát hiện các mối đe dọa đã biết, EDR giúp phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công tinh vi và chưa biết trước bằng cách phân tích hành vi và hoạt động của các thiết bị trong thời gian thực. EDR có nhiều ưu việt hơn so với các giải pháp Antivirus truyền thống
- Phát hiện mối đe dọa tiên tiến: EDR có khả năng phát hiện các mối đe dọa mới và chưa biết trước nhờ phân tích hành vi và giám sát liên tục, trong khi antivirus truyền thống có thể bị hạn chế bởi cơ sở dữ liệu signature.
- Giám sát liên tục: EDR cung cấp giám sát liên tục và toàn diện trên tất cả các thiết bị đầu cuối, giúp phát hiện và phản ứng nhanh chóng với các mối đe dọa, trong khi antivirus truyền thống thường không cung cấp khả năng này.
- Phản ứng nhanh chóng và tự động: EDR cho phép tự động hóa các quy trình phản ứng, cô lập các thiết bị bị nhiễm và ngăn chặn các quá trình độc hại một cách nhanh chóng, giúp giảm thiểu thiệt hại. Antivirus truyền thống chủ yếu phản ứng sau khi mối đe dọa đã được phát hiện.
- Điều tra sự cố chi tiết: EDR cung cấp các công cụ điều tra mạnh mẽ để phân tích chi tiết các sự cố an ninh mạng, giúp xác định nguyên nhân gốc rễ và cải thiện khả năng phòng ngừa trong tương lai. Antivirus truyền thống thường không có khả năng điều tra sâu như EDR.
Trong các cuộc tấn công APT, kẻ tấn công thường sử dụng các loại công cụ tiên tiến khai thác vào các lỗ hổng chưa biết (Zero-day), do đó EDR sẽ mang lại hiệu quả phòng chống, phát hiện tốt hơn so với Antivirus truyền thống.
Sao lưu dự phòng dữ liệu
Trong cuộc chiến với Ransomware, sao lưu dự phòng dữ liệu là 1 trong những giải pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu thiệt hại. Chúng ta cần xây dựng chiến lược sao lưu dự phòng phù hợp, áp dụng các công nghệ sao lưu mới để nâng cao hiệu quả.
- Sao lưu dữ liệu theo chiến lược 3-2-1
Chiến lược này bao gồm việc giữ ba bản sao dữ liệu, trên hai loại phương tiện lưu trữ khác nhau, và một bản sao ngoài vị trí chính.
- Sao lưu Cloud (Backup as a Service)
Sao lưu cloud là quá trình lưu trữ bản sao dữ liệu trên các máy chủ từ xa, được quản lý bởi các nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Các dịch vụ này cung cấp nhiều lợi ích quan trọng trong việc bảo vệ dữ liệu khỏi các mối đe dọa ransomware:
-
- Tiện lợi và dễ dàng truy cập: Dữ liệu được lưu trữ trên đám mây có thể được truy cập từ bất kỳ đâu có kết nối internet. Điều này giúp bạn dễ dàng khôi phục dữ liệu khi cần thiết, bất kể bạn đang ở đâu.
- Tự động hóa: Nhiều dịch vụ sao lưu cloud cung cấp tính năng sao lưu tự động, giúp đảm bảo rằng dữ liệu của bạn luôn được cập nhật mà không cần sự can thiệp thủ công.
- Khả năng mở rộng: Các dịch vụ đám mây có thể dễ dàng mở rộng để đáp ứng nhu cầu lưu trữ ngày càng tăng mà không cần đầu tư vào phần cứng mới.
- Bảo mật: Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây thường triển khai các biện pháp bảo mật mạnh mẽ, bao gồm mã hóa dữ liệu trong quá trình truyền và lưu trữ, cũng như các biện pháp kiểm soát truy cập nghiêm ngặt.
- Sao lưu ngoài site: Sao lưu dữ liệu trên đám mây giúp đảm bảo rằng dữ liệu được lưu trữ ở một vị trí khác ngoài site chính, giúp bảo vệ dữ liệu khỏi các sự cố vật lý như hỏa hoạn, lũ lụt.
- Sao lưu Bất biến (immutable backup)
Sao lưu bất biến là một phương pháp lưu trữ dữ liệu mà không thể bị thay đổi hoặc xóa trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một biện pháp quan trọng để chống lại các cuộc tấn công ransomware, vì nó ngăn chặn các tội phạm mạng mã hóa hoặc xóa các bản sao lưu dữ liệu. Các đặc điểm chính của sao lưu bất biến bao gồm:
-
- Tính không thể thay đổi: Dữ liệu được lưu trữ theo chế độ bất biến không thể bị chỉnh sửa hoặc xóa bởi bất kỳ ai, kể cả các quản trị viên hệ thống. Điều này đảm bảo rằng dữ liệu sao lưu luôn an toàn khỏi các cuộc tấn công.
- Bảo vệ dài hạn: Sao lưu bất biến thường đi kèm với các chính sách lưu trữ lâu dài, giúp bảo vệ dữ liệu quan trọng trong nhiều năm.
- Khả năng khôi phục nhanh chóng: Trong trường hợp bị tấn công ransomware, sao lưu bất biến cho phép khôi phục dữ liệu nhanh chóng và dễ dàng mà không lo bị mã hóa hoặc bị xóa bởi tội phạm mạng.
- Tuân thủ quy định: Nhiều ngành công nghiệp yêu cầu lưu trữ dữ liệu trong một khoảng thời gian nhất định để tuân thủ các quy định pháp lý. Sao lưu bất biến giúp đáp ứng các yêu cầu này.
- Tích hợp với các giải pháp bảo mật: Sao lưu bất biến thường được tích hợp với các giải pháp bảo mật khác như quản lý bản vá, giám sát an ninh và kiểm soát truy cập, tạo ra một hệ thống bảo vệ dữ liệu toàn diện.
Việc kết hợp sao lưu cloud và sao lưu bất biến tạo ra một chiến lược phòng chống ransomware mạnh mẽ. Bằng cách lưu trữ dữ liệu trên đám mây với tính năng bất biến, bạn có thể tận dụng lợi thế của cả hai giải pháp này để đảm bảo rằng dữ liệu của bạn luôn an toàn và có thể khôi phục nhanh chóng khi cần thiết.
Giải pháp Acronis Data Protection: Giải pháp bảo mật toàn diện cho doanh nghiệp của bạn
Acronis Data Protection là giải pháp hỗ trợ sao lưu và khôi phục dữ liệu trên nền tảng đám mây, sử dụng các công nghệ hiện đại, đảm bảo dữ liệu dự phòng luôn sẵn sàng ngay khi hệ thống chính gặp sự cố. Với mức độ bảo vệ cao cùng việc tích hợp sao lưu với các công nghệ chống ransomware tiên tiến, dữ liệu sẽ được bảo vệ an toàn và khôi phục nhanh chóng khi sự cố xảy ra, giảm thiểu thời gian ngưng trệ, đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục.
Acronis Data Protection là giải pháp được phát triển bởi Acronis là công ty hàng đầu trong lĩnh vực bảo mật, chuyên cung cấp các dịch vụ an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu. Acronis được vinh danh là Visionary tại báo cáo của Gartner Magic Quadrant trong lĩnh vực “Enterprise Backup and Recovery Software Solutions” trong năm thứ hai liên tiếp. Arconis có trụ sở chính tại Thụy Sĩ và Singapore và hơn 45 địa điểm trên toàn cầu. Acronis Cyber Protect có sẵn bằng 26 ngôn ngữ tại 150 quốc gia và được hơn 20.000 nhà cung cấp dịch vụ sử dụng để bảo vệ hơn 750.000 doanh nghiệp.Các giải pháp của Acronis được thiết kế để xác định, ngăn chặn, phát hiện, phản hồi, khắc phục và phục hồi từ các mối đe dọa mạng, đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu và tính liên tục trong kinh doanh.
Lợi ích của Acronis Data Protection được cung cấp bởi Sunteco
Acronis Data Protection giúp bảo vệ doanh nghiệp của bạn khỏi nhiều loại mối đe dọa mạng, bao gồm phần mềm độc hại, tấn công mạng và vi phạm dữ liệu. Dưới đây là những lợi ích của Acronis Data Protection:
- Nhanh chóng và không gián đoạn: Tốc độ thực hiện nhanh, tần suất liên tục ngay có khi có thay đổi dữ liệu. Hệ thống hoạt động liên tục, không bị gián đoạn trong suốt quá trình sao lưu dữ liệu.
- Bảo vệ doanh nghiệp của bạn khỏi các mối đe dọa mạng: Có sẵn security built-in, chống mã độc, chống ransome ware; bảo vệ cho hơn 20 loại workload từ cơ sở hạ tầng đến các ứng dụng SaaS.
- Sao lưu và phục hồi dữ liệu theo thời gian thực: Theo dõi sự thay đổi của dữ liệu và sao lưu liên tục, mang đến khả năng bảo vệ dữ liệu với rủi ro mất mát dữ liệu bằng không.
- Tiết kiệm dung lượng: Tự động phát hiện và sao lưu thay đổi so với phiên bản trước, nhằm tối ưu hóa dung lượng lưu trữ.
- Tính ứng dụng cao: Tương thích đa dạng với mọi môi trường, nhiều hệ điều hành và nền tảng ảo hóa.
- Giảm chi phí: Acronis Data Protection giúp bạn tiết kiệm chi phí bằng cách giảm thiểu nhu cầu về phần cứng và phần mềm bảo mật bổ sung.
- Tăng hiệu quả hoạt động: Acronis Data Protection giúp tự động hóa các tác vụ bảo mật, giải phóng thời gian cho quản trị viên để tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng khác.
- Cải thiện tuân thủ: Acronis Data Protection giúp bạn tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn bảo mật.
Giải pháp Acronis Data Protection phù hợp với:
- Các doanh nghiệp ở mọi quy mô
- Các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp có rủi ro cao
- Các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn bảo mật nghiêm ngặt
- Các doanh nghiệp muốn cải thiện hiệu quả hoạt động và giảm chi phí
Bạn có thể liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn sâu hơn về giải pháp bảo mật trên nền tảng điện toán đám mây cho doanh nghiệp: (+84) 24 5678 3868.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin đã đưa ra trong bài viết giúp bạn có thể nắm được khái niệm Ransomware là gì? Việc kết hợp các biện pháp bảo vệ truyền thống và hiện đại sẽ giúp tăng cường khả năng phòng chống và ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa từ ransomware. Để bảo vệ hệ thống và dữ liệu quan trọng, các tổ chức và cá nhân cần phải luôn cảnh giác và chủ động trong việc triển khai các biện pháp bảo mật.
Tác giả: Phan Hoàng Giáp – Giám đốc giải pháp Sunteco