Monolithic là gì? So sánh monolithic vs microservices

Monolithic là gì? So sánh Monolithic vs Microservices

Trong việc xây dựng phần mềm, các Developer thường phải đối mặt với quyết định quan trọng về kiến trúc hạ tầng. Những năm gần đây, hai mô hình phát triển phần mềm đang thu hút được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng công nghệ, đó là Monolithic (kiến trúc nguyên khối) và microservices (kiến trúc phân tán). Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về sự khác nhau của hai mô hình này.

Monolithic là gì?

Monolithic, hay còn được gọi là kiến trúc Monolithic (Monolithic architecture), là một mô hình kiến trúc phần mềm nguyên khối trong đó toàn bộ ứng dụng được xây dựng và triển khai như một hệ thống duy nhất. Thông thường, một Monolithic có cấu trúc gồm ba tầng là database, user interface và server-side. Trong mô hình này, các module hoạt động một cách liên kết, phụ thuộc vào nhau và mọi sự thay đổi, bảo trì đều được thực hiện trên cùng một đơn vị.

Sơ đồ cấu trúc monolithic

Sơ đồ cấu trúc Monolithic

Ưu điểm của Monolithic là gì?

Bởi cấu trúc Monolithic được xây dựng thành một hệ thống duy nhất nên mô hình này cũng có những ưu điểm vượt trội như:

  • Đơn giản hóa quá trình vận hành và phát triển: Việc tích hợp các thành phần và chức năng vào một đơn vị duy nhất giúp đơn giản hóa quá trình xây dựng và phát triển ứng dụng. Bằng cách này, các lập trình viên có thể phát triển ứng dụng một cách nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn.
  • Khả năng mở rộng dễ dàng: Mô hình Monolithic cho phép mở rộng quy mô và triển khai thêm nhiều phiên bản của ứng dụng một cách thuận tiện. Điều này giúp các nhà phát triển có thể tăng cường khả năng chịu tải và xử lý của hệ thống một cách dễ dàng.
  • Hiệu suất tối ưu: Vì ứng dụng hoạt động như một hệ thống duy nhất, không có overhead của việc gọi qua lại giữa các thành phần khác nhau, Monolithic thường có hiệu suất tốt hơn so với các mô hình phân tán khác.

Monolithic một có một hệ thống duy nhất

Monolithic một có một hệ thống duy nhất

Nhược điểm của Monolithic

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm tuy nhiên bản thân kiến trúc Monolithic cũng có những hạn chế nhất định.

  • Sự phụ thuộc cao: Monolithic có mức độ phụ thuộc mạnh giữa các thành phần trong hệ thống. Khi một phần gặp lỗi, nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ ứng dụng và gây gián đoạn hoạt động của hệ thống. Điều này cũng khiến việc bảo trì hệ thống trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
  • Khó mở rộng: Theo thời gian, khi dự án trở nên phức tạp hơn đòi hỏi ứng dụng liên tục phát triển và mở rộng quy mô. Việc này trở nên khó khăn bởi nó đòi hỏi nhiều công sức và tài nguyên, thậm chí là phải “xây” lại từ đầu.
  • Kém linh hoạt: Monolithic không linh hoạt trong việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới do nhiều ứng dụng nguyên khối thường phụ thuộc một công nghệ cũ và lỗi thời. Để sử dụng các công nghệ mới, cần phải thay đổi toàn bộ ứng dụng, gây rủi ro và tốn kém về thời gian và nguồn lực.
  • Lãng phí tài nguyên: Là một ứng dụng nguyên khối lớn, Monolithic sẽ mất nhiều thời gian để khởi động và khi một service scale dẫn đến toàn bộ ứng dụng phải scale theo. Điều này tiêu tốn nhiều tài nguyên CPU và bộ nhớ.

Sử dụng Monolithic khi nào?

Với những ưu, nhược điểm trên, việc sử dụng mô hình Monolithic thường phù hợp trong một số trường hợp nhất định.

  • Ứng dụng nhỏ và đơn giản: Khi doanh nghiệp mong muốn phát triển một ứng dụng không quá lớn, mô hình Monolithic là lựa chọn tốt. Với quy mô nhỏ, việc triển khai và vận hành monolithic trở nên đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.
  • Yêu cầu thay đổi ít: Nếu ứng dụng không cần thay đổi nhiều và quy mô mở rộng không lớn, Monolithic có thể là lựa chọn phù hợp. Việc thực hiện các cập nhật và bảo trì trên toàn bộ ứng dụng trở nên dễ dàng, tiện lợi và tiết kiệm chi phí hơn.

Tuy nhiên, sự phát triển không ngừng của công nghệ số, việc thay đổi và mở rộng là những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp phát triển và gia tăng lợi thế cạnh tranh. Vì vậy chuyển đổi sang microservices architecture là một lựa chọn hợp lý.

So sánh Monolithic vs microservices

Monolithic vs Microservices là hai mô hình kiến trúc phần mềm khác nhau, đang được sử dụng rộng rãi trong việc phát triển ứng dụng và hệ thống. Cả hai mô hình này có những ưu, nhược điểm riêng, vì vậy sự chọn lựa phù hợp sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất, quản lý dự án, độ linh hoạt và quản lý tài nguyên của hệ thống.

So sánh monolithic architecture và microservice architecture

So sánh Monolithic architecture vs microservice architecture

Hiệu suất và khả năng mở rộng

Monolithic xây dựng ứng dụng dựa trên một cấu trúc duy nhất, trong đó tất cả các thành phần và chức năng được tích hợp vào một codebase lớn. Điều này giúp tăng hiệu suất cho các tác vụ đơn giản, ít phức tạp. Tuy nhiên, việc mở rộng Monolithic trở nên khó khăn khi ứng dụng liên tục phải phát triển và nhu cầu sử dụng tăng lên.

Microservices, mô hình phân tách ứng dụng thành các dịch vụ nhỏ độc lập, cho phép mở rộng linh hoạt theo nhu cầu. Mỗi dịch vụ có thể được mở rộng riêng biệt và quản lý độc lập. Điều này giúp cải thiện hiệu suất và khả năng mở rộng của ứng dụng khi tải tăng.

Quản lý dự án và phát triển

Trong mô hình Monolithic, quản lý dự án và phát triển trở nên đơn giản hơn. Tất cả các thành phần, chức năng nằm trong một module duy nhất, giúp việc quản lý và triển khai trở nên dễ dàng, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, khi dự án lớn hơn và độ phức tạp cao, việc quản lý trở nên khó khăn hơn.

Microservices yêu cầu phải quản lý nhiều services riêng biệt. Điều này đòi hỏi một quy trình quản lý dự án tốt hơn và sự phối hợp chặt chẽ giữa các đội phát triển. Tuy nhiên, mô hình này cung cấp khả năng linh hoạt và phát triển độc lập cho từng services giúp developer dễ dàng thay đổi và quản lý từng thành phần nhỏ.

Độ linh hoạt và sửa lỗi

Monolithic có độ linh hoạt giới hạn do tất cả các thành phần của ứng dụng được gắn kết chặt chẽ nên khi lỗi một phần của ứng dụng có thể ảnh hưởng đến các phần khác, làm tăng độ phức tạp của việc debug và tìm ra nguyên nhân gốc rễ của lỗi.

Ngược lại, microservices có khả năng linh hoạt cao hơn trong việc sửa lỗi và mở rộng tính năng do mỗi microservice hoạt động độc lập, giúp giảm thiểu rủi ro và tối ưu quy trình sửa lỗi.

Quản lý tài nguyên và chi phí

Monolithic yêu cầu ít tài nguyên hơn trong việc triển khai và quản lý. Một máy chủ đơn lẻ có thể đủ để chạy toàn bộ ứng dụng. Điều này giúp giảm chi phí phát triển và vận hành.

Microservices yêu cầu phải có quy trình quản lý tài nguyên tốt hơn. Mỗi dịch vụ cần có môi trường chạy độc lập và tài nguyên riêng. Điều này có thể tạo ra một số chi phí bổ sung, nhưng cung cấp khả năng mở rộng linh hoạt và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên.

Trên đây là những điểm khác nhau giữa Monolithic vs microservices. Việc lựa chọn mô hình phát triển phù hợp phụ thuộc vào yêu cầu, quy mô và tính chất của ứng dụng. Monolithic phù hợp cho các ứng dụng nhỏ và đơn giản, trong khi microservices phù hợp cho các ứng dụng lớn và phức tạp. 

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã góp phần giải đáp cho bạn thắc mắc: Monolithic là gì? Hiểu rõ các ưu, nhược điểm của hai mô hình này sẽ giúp quý khách hàng đưa ra quyết định chính xác và mang lại hiệu quả tối ưu cho dự án phát triển phần mềm của doanh nghiệp. Tìm hiểu thêm thông tin về microservices tại sunteco.vn hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn chi tiết và tìm ra giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp.

Bạn cần chuyên gia tư vấn giải pháp Cloud phù hợp?

Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất!